Là ngành học quan trọng trong nhóm ngành Công nghệ thông tin, ngành Khoa học máy tính được rất nhiều thí sinh quan tâm. Vậy ngành Khoa học máy tính là gì? Ngành Khoa học máy tính ra trường làm gì?
Mục Lục
1. Ngành Khoa học máy tính là gì?
Khoa học máy tính là ngành nghiên cứu những cơ sở lý thuyết về thông tin và tính toán, cùng sự thực hiện và ứng dụng của chúng trong các hệ thống. Khoa học may tính là cách tiếp cận khoa học và thực tiễn để tính toán và các ứng dụng của nó và nghiên cứu có hệ thống về tính khả thi, cấu trúc,biểu hiện và cơ giới hóa những thủ tục cơ bản, làm cơ sở cho việc thu thập, xử lý, lưu trữ và truyền thông, thu thấp thông tin.
Hiểu một cách đơn giản, Khoa học máy tính là nghiên cứu về các quy trình thuật toán tự động hóa có thể nhân rộng trên quy mô lớn. Một nhà khoa học máy tính là chuyên gia về thuyết tính toán và thiết kế hệ thống tính toán.
Khoa học máy tính được đánh giá là một trong những ngành học quan trọng tại những trường đại học đào tạo về công nghệ thông tin nói chung và kỹ thuật nói riêng. Đây là ngành học dành cho những bạn trẻ đam mê nghiên cứu chuyên sâu về công nghệ thông tin, khả năng tính toán của hệ thống máy tính.
Ngành học này gồm nhiều chuyên ngành hẹp. Trong đó, một số ngành tập trung vào những ứng dụng thực tiễn cụ thể, ngành khác lại tập trung nghiên cứu đến tính chất cơ bản của các bài tính toán hay nghiên cứu những vấn đề trong việc thực thi các phương pháp tính toán.
2. Ngành Khoa học máy tính ra làm gì? Cơ hội việc làm ngành Khoa học máy tính
Trong quá trình đào tạo, sinh viên ngành Khoa học máy tính sẽ được trang bị những kiến thức nền tảng và chuyên sâu như cấu trúc máy tính, hệ điều hành, ngôn ngữ lập trình phần mềm và phần cứng, trí tuệ nhân tạo, bảo mật và an toàn máy tính, xử lý dữ liệu khối lượng lớn từ mạng internet và các mạng xã hội, thiết kế và phát triển các ứng dụng cho các thiết bị di động và môi trường web…
Sau khi hoàn thành chương trình học, sinh viên tốt nghiệp có đủ kiến thức và năng lực chuyên môn để làm việc tại những vị trí sau:
Thiết kế và phát triển phần mềm ứng dụng. Đây là công việc liên quan đến tư duy sáng tạo đằng sau các ứng dụng và chương trình máy tính. Nhà phát triển phần mềm sẽ thiết kế và xây dựng chương trình, phần mềm máy tính .
Kỹ sư hệ thống phần mềm. Các kỹ sư hệ thống thiết kế và tạo ra hệ điều hành và các hệ thống sử dụng trong máy tính, điện thoại, và thậm chí cả ô tô. Có thể làm việc với vai trò là một Chuyên viên lập dự án, lên kế hoạch, hoạch định chính sách phát triển các ứng dụng tin học, hoặc một lập trình viên phát triển các phần mềm hệ thống.
Cán bộ nghiên cứu khoa học và ứng dụng Công nghệ thông tin ở các viện, trung tâm nghiên cứu, cơ quan nghiên cứu của các Bộ, Ngành, các trường đại học, cao đẳng.
Sinh viên ngành Khoa học máy tính cũng có thể làm nhà thiết kế và phát triển Website. Nhiều người hay lầm tưởng rằng phát triển web là nhà thiết kế đồ họa. Tuy nhiên, thiết kế đồ họa tạo ra những hình ảnh bạn nhìn thấy trên các trang web. Còn các nhà phát triển web sẽ lập trình để tạo ra chức năng của web.
Bên cạnh đó, khoa học máy tính là nền tảng cơ bản để học hai ngành học còn lại về công nghệ số: kỹ thuật máy tính (nghiên cứu về phần cứng máy tính) và công nghệ thông tin (nghiên cứu về sự liên kết và truyền đạt mạng thông tin). Vì vậy, có kiến thức về khoa học máy tính là cơ hội tốt để sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể theo đuổi các lĩnh vực liên quan đến kỹ thuật máy tính và công nghệ thông tin.
Ngoài ra, bạn cũn có thể giảng dạy những môn liên quan đến khoa học máy tính tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và các trường phổ thông.
Trên đây là một số thông tin về ngành Khoa học máy tính, bài viết hi vọng đã đem đến chia sẻ hữu ích, giúp bạn tìm hiểu về ngành học hiệu quả.
>>> Tham khảo ngay Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội để tìm hiểu về ngành Dược và cơ hội việc làm của ngành.