Phơi sáng là yếu tố rất quan trọng khi chụp ảnh để tạo ra những bức hình đẹp. Vậy phơi sáng là gì? Cách chụp ảnh phơi sáng như thế nào? Các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây.
Mục Lục
1. Phơi sáng trong máy ảnh là gì?
Phơi sáng là lượng ánh sáng cảm biến ảnh trong camera thu được nhờ vào tốc độ mở của màn trập với khẩu độ trong máy ảnh khi bấm chụp. Mức độ phơi sáng nhiều hay ít còn ảnh hưởng đến độ sáng, sự cân bằng màu hay độ tương phản của bức ảnh đó tạo ra. Bức ảnh được phơi sáng đúng mức độ và phù hợp hoàn cảnh sẽ tạo ra bức hình hoàn hảo cho người xem.
2. Tìm hiểu về tam giác phơi sáng
Theo các chuyên gia, mức phơi sáng quyết định bởi 3 yếu tố chính như khẩu độ, tốc độ màn trập và ISO của máy ảnh. Do vậy để tạo ra mức phơi sáng tốt và hợp lý nhất thì người chụp ảnh sẽ phải chỉnh 3 thông số đó.
2.1. Tốc độ màn trập
Tốc độ màn trập là thời gian màn trập của máy ảnh mở từ khi bấm nút chụp, màn trập mở càng lâu thì sẽ thu được ánh sáng vào cảm biến càng lâu và nhiều. Mỗi máy ảnh có mức độ màn trập khác nhau, dao động từ 1/125 giây tới 1/16000 giây với máy ảnh trên điện thoại.
Vì chúng không có màn trập vật lý nên tốc độ rất nhanh. Trên máy ảnh cơ thì tùy vào mục đích sử dụng sẽ có tốc độ màn trập khác nhau, với máy ảnh chuyên nghiệp thì có thể chỉnh màn trập lên tới hàng giờ.
>>> Bạn có biết: Hướng dẫn cách chụp ảnh 3*4 bằng điện thoại vô cùng đơn giản
Tốc độ mở màn trập càng lâu thì sẽ thu về ánh sáng càng nhiều, tuy nhiên ảnh sẽ bị mờ, nhòe do rung lắc hoặc do vật thể chuyển động trong khung hình càng cao. Do vậy, nếu chụp phơi sáng với tốc độ màn trập thấp thì phải cố định máy ảnh với tripod.
2.2. Khẩu độ
Khẩu độ là độ mở ống kính để tạo điều kiện cho ánh sáng đi vào máy ảnh. Nếu số khẩu độ càng nhỏ thì độ mở khẩu độ càng lớn, thu nhiều ánh sáng hơn cho bức hình.
Với các dòng điện thoại flagship hiện nay luôn được trang bị chỉ số khẩu độ nhỏ: f/1.6 trên camera chính iPhone 12 Pro Max và f/1.8 trên Samsung Galaxy S21 Ultra 5G.
2.3. ISO máy ảnh
Để biết cách chụp ảnh phơi sáng đúng chuẩn thì phải nắm được khái niệm ISO là độ nhạy sáng của máy ảnh. Mức độ ISO được đặt ra bởi Cơ Quan Tiêu Chuẩn Hóa Quốc Tế (International Organization for Standardization) nhằm chuẩn hóa giá trị ISO trên máy ảnh.
Nếu số ISO càng lớn sẽ có độ nhạy sáng càng cao. Khi đó nếu chụp phơi sáng thì chỉ cần chỉnh mức ISO cao để tăng độ nhạy cảm với ánh sáng của cảm biến bên trong máy ảnh. Dẫu vậy, nếu tăng mức ISO quá cao thì ảnh sẽ bị nhạt đi nhiều, khi đó bạn hãy chỉnh ISO mức vừa phải để có độ mịn của ảnh tốt nhất.
3. Các kiểu phơi sáng
Với 4 kiểu phơi sáng hay kỹ thuật phơi sáng gồm: Thiếu phơi sáng, Phơi sáng quá mức, phơi sáng lâu và phơi sáng kép. Mỗi hoàn cảnh chụp ảnh và mục đích của người chụp sẽ ứng với kỹ thuật phơi sáng khác nhau như sau:
3.1. Phơi sáng quá mức
Phơi sáng quá mức (Overexposure) là tình trạng cảm biến trên máy ảnh thu nhiều ánh sáng, tổng thể trong bức hình khi phơi sáng quá mức sẽ có hiệu ứng tỏa sáng. Nhất là khi chụp khung hình mặt trời hay bị ngược sáng.
Trường hợp lạm dụng kỹ thuật phơi sáng quá mức ở hoàn cảnh không phù hợp thì bức hình sẽ bị thiếu chi tiết rất nặng.
3.2. Thiếu phơi sáng
Dù là một kỹ thuật phơi sáng nhưng thiếu phơi sáng (Underexposure) sẽ giúp làm giảm ánh sáng thu được từ cảm biến dưới mức bình thường. Trường hợp chụp kiểu Underexposure thì ảnh sẽ thiên về màu tối, khó nhìn các chi tiết hơn do sự thiếu ánh sáng. Ảnh thiếu phơi sáng sẽ mang lại cảm giác u tối, trống trải.
3.3. Phơi sáng lâu
Phơi sáng lâu hay Long exposure là một kỹ thuật phơi sáng với tốc độ màn trập thấp. Nếu màn trập máy ảnh được mở trong thời gian lâu sẽ thu sáng trong thời gian dài. Việc phơi sáng lâu sẽ phù hợp khi chụp vào buổi tối, nhất là cảnh bầu trời ban đêm.
Kỹ thuật này sẽ tạo ra vệt mờ khi chụp vật chuyển động do tốc độ màn trập thấp. Việc xài tripod sẽ giúp hạn chế rung lắc trong quá trình chụp Long exposure.
>>> Bạn có biết: Chia sẻ 3 cách chụp ảnh thẻ bằng điện thoại siêu xinh
3.4. Phơi sáng kép
Phơi sáng kép, multiple exposure hay double exposure là kỹ thuật phơi sáng qua việc ghép hai hình ảnh ở hai mức độ phơi sáng khác nhau thành một. Kỹ thuật này được thực hiện trực tiếp trên camera hoặc thông qua các phần mềm ghép ảnh.
4. Cách cài đặt chụp phơi sáng trên máy ảnh
Trên máy ảnh hiện có các cách cài đặt như sau giúp bạn tùy chỉnh chụp phơi sáng bao gồm:
– Phơi sáng thủ công (Manual Exposure): Chụp phơi sáng thủ công thì người chụp được tự do tùy chỉnh khẩu độ, màn trập và ISO theo ý muốn.
– Ưu tiên màn trập (Shutter Priority): Chế độ này thì người chụp có thể tùy chỉnh tốc độ màn trập theo ý muốn, máy ảnh sẽ tự động điều chỉnh khẩu độ, ISO có thể giúp tự động hay tùy chỉnh vào người chụp.
– Ưu tiên khẩu độ (Aperture Priority): Người chụp dùng chế độ này để chỉnh khẩu độ tùy theo ý muốn, máy ảnh tự động điều chỉnh tốc độ màn trập, IOS điều chỉnh hoặc tự động.
Bên cạnh đó, các ứng dụng chụp ảnh trên điện thoại mà máy ảnh đều có tính năng chỉnh giá trị phơi sáng (EV hay Exposure Value). Đây là tính năng phần mềm giúp bù sáng trong khi chụp, kết hợp tùy chỉnh khẩu độ với tốc độ màn trập cùng lúc để người dùng tùy chỉnh nhanh hơn trong các trường hợp cần thiết.
Bài viết trên đây giúp tổng hợp các cách chụp ảnh phơi sáng hữu ích đến bạn đọc. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật thông tin liên quan khác, chúc bạn thành công!