Mẹo hay: Cách uống rượu không đỏ mặt
- Đời sống

Mẹo hay: Cách uống rượu không đỏ mặt

Đỏ mặt là biểu hiện thường thấy của nhiều người khi uống rượu. Đây được xem là phản ứng bình thường của cơ thể. Vậy giải pháp cho vấn đề này là gì? Hãy tham khảo cách uống rượu không đỏ mặt qua bài viết dưới đây.

Mục Lục

Nguyên nhân gây đỏ mặt khi uống rượu và nguy cơ sức khoẻ

Theo khoa học, đây được gọi là là “ hội chứng đỏ mặt khi uống rượu” (alcohol flush reaction).  Một số kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng , khi rượu bia đi vào cơ thể sẽ gây nên hiện tượng tăng vọt huyết áp trong thời gian ngắn. Khi nồng độ cồn trong rượu bia hòa vào máu, sẽ được chuyển hóa thành acetaldehyd – một chất thuộc dạng khá độc tính. Chất này làm ảnh hưởng tới chức năng chuyển hóa và thanh lọc của gan.

Trường hợp đi vào cơ thể, nếu cơ thể không chuyển hóa được chất này sẽ gây ra hiện tượng giãn mạch máu, làm cho tốc độ di chuyển của mạch máu bị chậm lại vì thành mạch giãn nở,  sau đó sẽ lại tăng lên để phù hợp với thành mạch giãn nở. Khi chất cồn trong rượu bia được đào thải (hòa tan vào máu và ra ngoài bằng đường tiểu tiện) thì mạch máu lại trở về trạng thái bình thường . Tuy nhiên, tốc độ di chuyển của mạch máu đã quen với thành mạch giãn nở nên khi thành mạch co lại sẽ gây ra hiện tượng cao huyết áp vô cùng nguy hiểm.

Mẹo hay: Cách uống rượu không đỏ mặt

Những chuyên gia sức khoẻ đã cảnh báo nguy cơ của hội chứng đỏ mặt khi uống rượu, bia gây ra. Theo đó, lượng acetaldehyde tích tụ cao sẽ dẫn đến nguy cơ mắc ung thư vòm họng và khoang miệng cao hơn. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo việc tiêu thụ cồn cần được cân nhắc một cách nghiêm túc và cẩn trọng hơn.

Tham khảo những cách uống rượu không đỏ mặt

Để giúp bạn khắc phục tình trạng đỏ mặt khi uống rượu, bài viết xin chia sẻ một số giải pháp dưới đây:

Uống nước atiso hay trà atiso đỏ

Đây được xem là cách giải rượu hiệu quả từ thiên nhiên. Việc sử dụng nước atiso có tác dụng giúp người uống sẽ không đỏ mặt hay hết cảm giác say rượu.

Theo chuyên gia sức khoẻ Cao đẳng Dược HCM: Gan là bộ phận quan trọng của cơ thể, có chức năng đào thải các chất độc ra ngoài . Chính vì vậy, việc bổ sung các thực phẩm như atiso, chanh leo, chanh tươi… sẽ có tác dụng tích cực vào quá trình phân giải rượu.

Atiso là loại thực phẩm được khuyến cáo sử dụng. Trong atiso có 2 loại chất là cynarin và silymarin. Những chất này có tác dụng rất lớn trong việc cải thiện chức năng của gan, tăng cường quá trình đào thải và lọc các chất độc.Chính vì thế, một ly trà atiso đỏ sẽ rất cùng tốt vì đây là một loại thảo dược có khả năng giải rượu rất tốt sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc chống lại cảm giác say. Đây cũng là loại thực phẩm dễ mua và dễ sử dụng.

Sử dụng thuốc có nguồn gốc famotidine

Bạn có thể sử dụng thuốc hỗ trợ chức năng có nguồn gốc famotidine (như thuốc Benadryl) . Chất này có tác dụng giúp cơ thể giảm bớt việc giải phóng các chất độc tính từ quá trình hấp thụ rượu bia . Đặc biệt, nó là làm chậm quá trình giải phóng của acetaldehyde. Điều này giúp ngăn ngừa mặt đỏ do dị ứng những chất có trong rượu bia. Nên sử dụng thuốc trước khi uống rươu khoảng một tiếng.

Biết điểm dừng

Mẹo hay: Cách uống rượu không đỏ mặt

Một cách khác là bạn chỉ nên uống duy trì đến mức tối đa là một ly bia hoặc rượu trong hai giờ đồng hồ mà thôi. Bạn nên pha loãng nó với một lượng vừa đủ nước lọc. Đồng thời, khi uống nhiều rượu bia sẽ bị mất nước, khi say gây đau đầu chóng mặt . Lúc này, bạn cần nhanh chóng bổ sung các chất giảm thiểu tác hại của rượu bia có từ những đồ ăn nhiều dầu mỡ trên bàn tiệc để hạn chế tối đa sự ảnh hưởng của bia rượu vào cơ thể.

Ăn trước khi uống

Đây là lưu ý quan trọng mà bạn cần nắm được. Bạn không được để dạ dày trống rỗng trước khi uống rượu. Khi đói, ethanol dễ dàng hấp thụ vào cơ thể, khi đi vào dạ dày, do không có vật gì cản trở, nên ethanol sẽ tiếp xúc trực tiếp với màng dạ dày, thấm ngay vào máu và nhanh chóng ảnh hưởng đến hệ thần kinh gây ra cảm giác say nhanh hơn,. Bên cạnh đó, uống khi chưa ăn còn dễ gây ra các bênh về dạ dày như viêm loét dạ dày.

Uống chậm và uống ít

Để có thể khắc phục tình trạng đỏ mặt khi uống rượu, bạn nên uống chậm và ít mỗi lần nâng ly. Trung bình, cơ thể bạn cần khoảng 1 tiếng đồng hồ để “tiêu hủy” hết 30ml chất uống có cồn. Chính vì vậy, nếu bạn uống càng nhanh, thì cơ thể bạn càng không có khả năng chống lại sự “tấn công” của rượu.

Tránh pha trộn nhiều loại rượu cùng lúc

Đây là sai lầm nhiều người sử dụng rượu mắc phải. Do mỗi loại có thành phần và liều lượng khác nhau nên khi uống lẫn lộn, sẽ dễ làm bạn say hơn. Đặc biệt, việc pha trộn các loại nước ngọt có gas và đồ uống có cồn sẽ làm bạn say nhanh chóng hơn vì phản ứng tạo bọt khí sẽ làm chất cồn ngấm vào máu nhanh hơn.

Uống nước ngay sau khi uống rượu

Cách này sẽ giúp bạn không bị “sốc” cồn và giúp đẩy nhanh quá trình đào thải chất cồn ra khỏi cơ thể qua đường tiểu tiện, làm bạn không bị say hay đỏ mặt khi uống rượu. Đây là giải pháp được nhiều người chọn lựa để chống say và đỏ mặt khi sử dụng rượu.

Trên đây là những chia sẻ về cách uống rượu không đỏ mặt. Bài viết hi vọng đã đem đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc.

4.5/5 - (2 bình chọn)